VỀ QUÊ

access_time 29 Tháng tám, 2019 person Long Châu

Chuyển dời từ thành phố về quê!

Một vài khó khăn cần phải chuẩn bị. Nhất là những gia đình trẻ đã có con!

1. Tài Chính!

- Thu nhập sẽ giảm hẳn từ công việc trong công ty chuyển qua tự sản xuất tự buôn bán. Có thể có số tiền dành dụm nhưng cứ xài mãi rồi cũng hết!

- Mức sống ở quê có thể thấp hơn thành phố gấp 2. Ví như tô bún buổi sáng 15k thì TP là 30k. Nhưng thu nhập của bạn có thể giảm gấp 3 gấp 4. Chẳng hạn lương xưa làm cty 20tr giờ về chỉ có 5-6 triệu!- Đỡ tiền thuê nhà hay tiền nước vì lấy từ giếng, mớ rau con cá cũng rẻ. Nhưng sách, bút, viết, đồ đạt nhu yếu phẩm lại có thể mắc hơn. Hay có việc đi TP khám bệnh thì rút tiền chi trả rát rạt cả người!

- Nếu chỉ làm vườn nuôi con thì rất khó. Nếu có đất rộng tầm 5.000-10.0000m2 thì ok nhưng phải sau 3-5 năm. Nếu nhỏ hơn thì e là thiếu. Chắc phải buôn bán thêm nông sản địa phương cho bạn bè Thành Phố chẳng hạn! Hay vận dụng tài lẻ kiếm cơm kiếm tiền mua mắm!

- Nếu mà cả 2 vợ chồng rút về luôn thì một trong 2 người sẽ làm vườn, người kia làm chuyên môn cho công ty từ từ hẳn nghỉ. Nếu làm việc online càng tốt! Chứ cả 2 đều nghỉ dựa vào vườn tược thì hơi bị thiếu thốn nè! Làm thì lâu có ăn. Ít đồng ra đồng vô. Con ốm chạy vại cũng cực!

- Lúc mới về không có sức làm. Thuê công thì ngày trả 180k/ công trong khi ko có tiền vô là thấy lo!

2. Về môi trường!

- Con sẽ đi học trường làng như bao đứa khác. Nếu con nhỏ thì gửi nhà trẻ chỉ có aen chơi chứ ít có dạy kỹ năng như trường TP này kia. Nếu chấp nhận được thì ok. Về nhà mình dạy thêm cho con!- Lớp đông với giáo viên cũng ít nên con bạn cứ thả vậy thôi. Lâu lâu bị bạn cào mặt là chuyện thường!

- Đau ốm thì tự lo hoặc đi bác sĩ nhà thuốc. Gấp quá thì lên bệnh viện huyện hoặc tỉnh. Hoặc thấy lo lo đi thẳng TP. Cũng tốn kém nè!- Bà con lối xóm có những suy nghĩ khác mình. Kể cả thấy con mình ốm thì kêu ko biết chăm...cần vượt qua và kiên định!

- Đời sống nông thôn có thể là êm đềm nhưng có nhiều chuyện rất bản năng, con nít chơi ngoài đường chạy té xe đá banh gã chân rồi rủ nhau đánh lộn...cũng hơi sợ...nhưng con về quê không được chơi với bạn thì tiếc lắm. Chưa kể bị chó dia căn té sấp mặt!

Sơ sơ vậy đó. Nên việc về vườn chưa phải là bến đỗ bình yên đâu. Nó chỉ là một sự lựa chọn và dịch chuyển trở về lối sống ĐỜI hơn, ban sơ hơn, và thử thách để thay đổi và chấp nhận hơn.

Như bứng một cái cây từ chỗ này sang chỗ kia. Cây con cây nhỏ cây chưa trái thì dễ. Cây già cây có rễ cây to thì khó sống. Mà nếu sống được thì nơi đất mới lại tốt hơn!Hoặc chết luôn!

Nhưng cây thì có một. Còn mình thì nhiều. Thua keo này ta bày keo khác. Trong khó khăn mới có sự sáng tạo. Trong khắc nghiệt mới có tràm hay kim cương là vậy nè!

Với lại ai có gốc gác nhà nông ở quê thì về. Còn con em thành phố cứ thấy khó quá thì thôi. Thử cho biết. Hợp thì sống không thì thôi!Cuộc sống là trải nghiệm mà. Dám làm là đã xuất sắc!


THANH XUÂN QUA NHỮNG CUNG ĐƯỜNG

access_time 1 Tháng tám, 2019 person Long Châu

Sau 7 ngày. Tớ đã đi từ Hà Nội lên Lạng Sơn, qua Cao Bằng lên thác Bản Giốc về Bắc Cạn ra ngủ ở hồ Ba Bể rồi lên Mèo Vạc đi Tu Sản qua đèo Mã Pí Lèng ghé Đồng Văn ăn trưa rồi về Phó Bảng...chạy xuống Hà Giang rồi lên Hoàng Su Phì, về ghé Tuyên Quang, đi qua Vĩnh Phúc rồi về lại Hà Nội!

HẠNH PHÚC

access_time 27 Tháng bảy, 2019 person Long Châu

Hạnh Phúc Giản Đơn!

Hồi trước khi quyết định nghỉ việc để xuất gia gieo duyên hay về quê làm rẫy. Một thời gian dài mình tìm hiểu về mô hình quốc gia hạnh phúc.

THANH XUÂN

access_time 27 Tháng bảy, 2019 person Long Châu

Thanh xuân như những hạt cà

Ngày ngày đi hái thêm đậm đà thanh xuân!

THANH XUÂN

access_time 16 Tháng sáu, 2019 person Long Châu

Bạn nói nhìn vào mắt Lang luôn luôn buồn. Dù lúc vui nhất cũng đượm buồn!

Và cả những bức ảnh Lang chụp từ trước đến giờ. Cô đơn. Cô độc. Trầm lặng...

KETCHUP

access_time 8 Tháng một, 2020 person Long Châu

#Janwithyou

#ketchupconga

Bạn Doctor farm làm vườn khá nhiều, họ trồng được những thứ thiên hạ thèm thuồng, tuy nhiên các bạn lại thường lơ đãng trong việc làm thế nào dùng chúng trên bàn ăn, có được công thức là căn ke cho đúng cho giống và thường là không chạm được vào vị giác thực khách.

G.L.U.C.I.D - Carbohydrate

access_time 28 Tháng bảy, 2020 person Long Châu

P2. {Bài cho đối tác}

Nhu cầu gluxit (carbonhydrate) trước đây chủ yếu xác định phụ thuộc vào tiêu hao năng lượng vì cho rằng gluxit đơn thuần là nguồn cung cấp năng lượng. Ngày nay người ta thấy gluxit có một số chức năng mà các chất dinh dưỡng khác không thể thay thế được. Ví dụ hoạt động của tế bào não, tế bào thần kinh thị giác, mô thần kinh đặc biệt dựa vào glucose là nguồn năng lượng chính. Gluxit còn đóng vai trò quan trọng khi liên kết với những chất khác tạo nên cấu trúc của tế bào, mô và các cơ quan. Không những thế, chế độ ăn đảm bảo gluxit còn cung cấp cho có những chất cần thiết khác.

Carbohydrat (tiếng Anh: carbohydrate) hay gluxit (tiếng Pháp: glucide) là một chất hữu cơ có chứa 3 nguyên tử là cácbon (C), oxi (O) và Hiđrô (H) với tỷ lệ H:O = 2:1 (tương tự tỷ lệ của nước H2O)

Rau Xào Chao Doctor Farm

access_time 26 Tháng năm, 2020 person Long Châu

Món rau muống có xuất xứ của người phía bắc, sau này khá phổ biến và trở thành món được gọi nhiều nhất ở các quán ở Sài Gòn. Món tuy bình dân nhưng để làm được chuẩn vị của chef cũng cần có trải nghiệm nhất định chứ không phải dễ xơi.

Cách phổ biến nhất để chế biến món rau xanh này kết hợp với dầu, tỏi và muối - món tủ được Doctor farm giới thiệu ở những bài trước. Để thay đổi một chút nghệ thực, một cách nấu khác giao duyên vùng miền rất bắt cơm là dùng đậu hũ lên men hay còn gọi là “Phô mai châu Á”, sữa đậu nành được lên men cùng muối.

Xào hỗn hợp trên lửa lớn, kỹ thuật di chuyển chảo cũng cần một trải nghiệm nhất định, nguyên liệu di chuyển xung quanh đáy chảo thật nhanh sẽ không bị cháy và chín đều. Sau khoảng một phút, dồn tất cả vào giữa chảo, mọi thứ được gia nhiệt tốt nhất đó là kỹ thuật rất đáng để trải nghiệm.

Các bài viết mới

NÓI NHIỀU ĐÚNG CÁCH

18 Tháng một, 2021


THỨC GIẤC

23 Tháng mười hai, 2020


BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐÚNG CÁCH

1 Tháng mười hai, 2020


VẠN SỰ TẠI TÂM

30 Tháng mười một, 2020


TẠI SAO CHÚNG TA BỊ BỆNH?

10 Tháng mười một, 2020


ĐĨA RAU XÀO

6 Tháng mười, 2020


NUÔI DƯỠNG TRÁI TIM

22 Tháng chín, 2020


ĂN BƠ SAO CHO NGON

28 Tháng tám, 2020


HẠT CÀ PHÊ

24 Tháng tám, 2020

Bài viết tiêu biểu

CÂY MÒ ĐỎ

24 Tháng sáu, 2020


MẬT ONG LÊN MEN

15 Tháng hai, 2020



BỮA ĂN

28 Tháng chín, 2019


LÀM KHÁC ĐI

18 Tháng ba, 2020


VẠN SỰ TẠI TÂM

30 Tháng mười một, 2020


THẬT BẤT NGỜ

6 Tháng ba, 2020


CỎ DẠI

18 Tháng ba, 2020


HÍT THỞ

5 Tháng mười hai, 2019