MẬT NGỌT CŨNG LẮM CÔNG PHU

access_time 11 Tháng sáu, 2019 person Ngọc Anh

Ít ai biết rằng để có một sản phẩm mật thơm ngon như thế, người dân làng mật xứ Nghệ nơi đây đã phải vất vả nhường nào. 

Để có những cánh đồng mía xanh tốt dùng làm mật là cả một quá trình rất phức tạp và vất vả. Khác với trồng mía xuất bán cho nhà máy đường có thể làm ào ào, mía bị sâu rầy vẫn xuất được thì ngược lại, để có được sản phẩm mía dùng ép mật lại không hề đơn giản. Mía dùng để ép mật phải được chăm sóc cẩn thận từ khi phát triển và quan trọng nhất là không để mía bị sâu rầy phá hoại, bởi nếu mía đã bị sâu rầy thì mật sẽ mất độ ngọt và không ngon.

Tới công đoạn ép mía lấy nước bắng máy cũng tiềm ẩn rất nhiều tai nạn lao động. Nguyên nhân là do che máy chạy với tốc độ nhanh gấp hàng trăm lần so với tốc độ của trâu bò kéo vì vậy mà trong quá trình đút mía vào che chỉ cần một sơ sẩy mất tập trung là có thể bị vòng quay của che cuốn nát cánh tay. Hay như công đoạn nấu mật gần thành phẩm cũng rất nguy hiểm bởi chỉ cần to lửa không những ảnh hưởng đến chất lượng mật mà còn làm mật trong chảo có thể vuột lên và trào ra ngoài lò, nếu không cẩn thận có thể bị bỏng.

Khi mía đã thành phẩm thô thì quá trình nấu mật mía hay còn gọi là chưng cất được gọi là một công đoạn quan trọng nhất và đòi hỏi phải có cả kinh nghiệm kèm theo bí quyết thì mới có được sản phẩm mật nguyên chất thơm ngon. 

Quá trình từ khi đỏ lửa vào lò để nấu mật là rất quan trọng, trong đó quan trọng nhất là ngay từ khâu vớt phần bọt mật đầu tiên khi đun sôi chảo mật lên, mật có màu đẹp và ngon hay không chính là khâu này bởi nếu không vớt bọt kịp thời sẽ làm mật bị nhào phần bọt đó và sẽ hỏng luôn cả chảo mật mà không cứu chữa được. Rồi đến giai đoạn mật gần thành phẩm để lóng (giai đoạn cuối) cũng rất quan trọng, ở giai đoạn này lửa ở lò phải được được giữ đúng nhịp và không được đun to quá khiến mật bị bùng, bởi nếu to lửa sẽ làm mật bùng lên và có mùi khét…”.

Trung bình một chảo mật từ khi đỏ lửa đến giai đoạn mật đã bùng (gần thành phẩm) cũng phải qua hơn 30 lần vớt bọt. Vỉ vớt bọt mật được làm bằng những tấm vải màn mới có thể vớt sạch được bọt mật.Công đoạn cuối cùng còn gọi là lóng mật, để có được một sản phẩm mật hoàn chỉnh từ khi đỏ lửa vào lò đến khi lóng mật trung bình cũng phải mất từ 10-12 giờ đồng hồ. Mật mía muốn trong sáng mà không có một chút cặn bã thì khâu lóng mật rất quan trọng. 

 

Đã hàng chục năm nay, sản phẩm mật mía ở xứ Nghệ với chất lượng thơm ngon đã cung cấp cho thị trường làm nghề bánh kẹo trong và ngoài nước, được các thương lái đem đi tiêu thụ trong Nam ngoài Bắc và còn xuất khẩu sang cả các nước bạn như Lào, Campuchia… Ngoài ra,đây cũng chính là một trong những món quà quý mà mỗi lúc xa quê mọi người thường đem đi biếu người thân, bạn bè.


Leave your comment here

Các bài viết mới

PANCAKE VÀ CHANH DÂY

14 Tháng sáu, 2019



BÁNH BÔNG LAN CHANH DÂY

14 Tháng sáu, 2019



MẬT NGỌT CŨNG LẮM CÔNG PHU

11 Tháng sáu, 2019



BỮA SÁNG ĐỦ ĐẦY

9 Tháng sáu, 2019


Bài viết tiêu biểu




BÁNH BÔNG LAN CHANH DÂY

14 Tháng sáu, 2019


PANCAKE VÀ CHANH DÂY

14 Tháng sáu, 2019


MẬT NGỌT CŨNG LẮM CÔNG PHU

11 Tháng sáu, 2019


BỮA SÁNG ĐỦ ĐẦY

9 Tháng sáu, 2019